NHỮNG THÔNG TIN BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA MÃ VẠCH
11/05/2023 2:31:19 CH
Share to :

Mã vạch từng chỉ thấy sử dụng trong ngành bán lẻ. Cho tới bây giờ, mã vạch đã được ứng dụng phổ biến cho hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực của đời sống như một phần không thể thiếu trong quy trình của họ. Lý do đơn giản là vì lợi ích mà nó mang lại như độ chính xác, hiệu quả và tốc độ, mã vạch rất dễ sử dụng và có thể tiết kiệm cho các doanh nghiệp rất nhiều thời gian và ngân sách. Trong bài viết này hãy cùng Đệ Nhất tìm hiểu về sự hình thành của máy quét mã vạch nhé!



Lịch sử phát triển của công nghệ mã vạch 

Hệ thống mã vạch ban đầu được phát triển bởi Wallace Flint vào năm 1932. Sử dụng thẻ đục lỗ đặt trong đầu đọc, ông đã phát minh ra hệ thống thanh toán và kiểm kê tự động cho các cửa hàng tạp hóa. Công nghệ này đã được cải tiến hơn vào năm 1948, khi Bernard Silver và Norman Joseph Woodland sử dụng mực nhạy cảm với tia cực tím để mã hóa thông tin sản phẩm. 


Theo nghiên cứu của Silver và Woodland, David Collins đã thành lập Computer Identics Corporation vào năm 1967 và phát triển một hệ thống mã vạch đen trắng có thể đọc được bằng tia laze. Dựa trên tiến bộ này, John F. Keidel đã sản xuất mã nhận dạng sản phẩm tạp hóa toàn cầu (UGPIC) vào năm 1970. Hiệp hội chuỗi thực phẩm quốc gia sau đó đã phát triển Ủy ban siêu thị đặc biệt của Hoa Kỳ về mã sản phẩm tạp hóa thống nhất và xây dựng mã 12 chữ số được tiêu chuẩn hóa, với máy quét mã vạch UPC đầu tiên xuất hiện ngay sau đó vào năm 1974.



Mục đích ban đầu của mã vạch nhắm tới phát triển cho ngành tạp hóa để quản lý hàng tồn kho, nhưng phải mất một thời gian dài để công nghệ đọc mã vạch bắt kịp nhu cầu với thị trường. Mặc dù mã vạch ban đầu được hình thành vào cuối những năm 1940, nhưng mãi đến năm 1974, mặt hàng đầu tiên được đánh dấu bằng mã sản phẩm chung (UPC) với 12 chữ số được tiêu chuẩn hóa mới được quét tại một cửa hàng tạp hóa.

Tầm ảnh hưởng của máy quét mã vạch laser

Nhắc đến mã vạch thường được nhiều người nghĩ là có thể chứa được nhiều dữ liệu, nhưng trong một thời gian dài, công nghệ quét mã vạch bị giới hạn ở mã vạch 1D quen thuộc gồm các vạch đen dày và mỏng. Mã vạch 1D có thể được coi là một loại mã Morse quang học cùng với các đường hẹp và rộng thay vì dấu chấm và dấu gạch ngang. Kiểu mã vạch này thường được đọc bằng máy quét laser sử dụng gương hoặc lăng kính điều khiển điện tử để quét chùm tia laser theo chiều ngang qua các vạch đen. Máy quét laser được chia làm hai loại là cố định hoặc cầm tay. Hai loại máy quét này cho tới bây giờ vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong siêu thị, cửa hàng bán lẻ, nhà máy sản xuất và kho bãi. 



Giới thiệu về cảm biến CCD và mã vạch 2D

Vào những năm 1990, cảm biến CCD viết tắt của từ Charge Coupled Device, đã sử dụng một hàng tế bào quang điện duy nhất trên chip để hoạt động như một máy ảnh 1D. Cảm biến CCD có giá thành rẻ hơn so với máy quét laser và đã cạnh tranh thành công ở trên thị trường. Vào những năm 2000, công nghệ này có những bước đột tiến mới khi xuất hiện các con chip rẻ hơn và mạnh hơn. Từ đó xuất hiện mã vạch 2D và đồng thời cho phép thiết bị có khả năng đọc mã vạch này. Mã vạch 2D có thể chứa lượng thông tin lớn hơn nhiều trong một khu vực nhỏ hơn mã vạch 1D. Tuy nhiên, máy quét cố định chỉ có thể đọc các loại mã vạch 2D nhất định.


Tầm quan trọng của máy quét mã vạch

Ngày nay, mã vạch đã phát triển thành một công cụ hữu ích và hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành khác nhau. Các ngành như chăm sóc sức khỏe, logistics và bán lẻ phụ thuộc vào mật độ thông tin của mã vạch . Nhu cầu thị trường về máy quét mã vạch và đầu đọc mã vạch dựa trên hình ảnh đang dần tăng cao. Hệ thống mã vạch gồm có bốn phần : máy in mã vạch, tem nhãn mã vạch, máy quét mã vạch và cơ sở dữ liệu.



Các tem nhãn mã vạch có thể được gắn vào hầu hết mọi sản phẩm để máy quét có thể đọc được các sản phẩm đó. Bố cục và ký hiệu của tem nhãn mã vạch khác nhau giữa các ngành và ứng dụng khác nhau, nhưng bất kỳ sự kết hợp nào của văn bản, đồ họa hoặc thông tin khác đều có thể được in. Các nhãn này được sản xuất bằng máy in truyền nhiệt hoặc nhiệt trực tiếp và có thể được đọc bằng nhiều loại máy quét hiện có trên thị trường.


Cơ sở dữ liệu sẽ lưu trữ về thông tin liên quan đến sản phẩm, giá cả và số lượng. Sau khi mã vạch được quét, thông tin chứa trong nó được lưu trữ và có thể dễ dàng truy cập và sử dụng. Với công nghệ tiên tiến và dễ sử dụng này thì không có gì lạ khi công nghệ mã vạch đang trở thành một phần quan trọng của nhiều doanh nghiệp.


Trên đây là những thông tin bạn có thể chưa biết về hành trình phát triển của công nghệ mã vạch. Hy vọng thông qua những chia sẻ ở bài viết này, có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc hay có nhu cầu mua hàng hãy liên hệ Đệ Nhất qua hotline 0901 991 850 để được tư vấn về sản phẩm thiết bị quét mã vạch phù hợp với mình nhé. Đệ Nhất ID chuyên cung cấp các dòng máy quét, đầu đọc mã vạch chính hãng 100%, cam kết chất lượng và giá tốt nhất đến khách hàng.

—------------------------------------------------------------

🏣CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐỆ NHẤT 

📍Địa chỉ: Trụ sở chính Tầng 3, Phòng 3.07, khu I, Tòa nhà The Prince Residence, số 19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

📍Chi nhánh Hà Nội: SN 31, Ngõ 63 đường Đại Mỗ, Phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

☎Tel: (+84) 931 890 760

📧Email: Info@denhatid.com

Chia sẻ